Trong những năm qua, thực hiện các Chương trình cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh của các Bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tháo gỡ nhiều rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.
Cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF, Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2022 nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1); Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên ít nhất 1 bậc; Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin (B5) lên 2-3 bậc. Trong đó tập trung Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên 10 bậc. Đây là nội dung đáng chú ý được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 ngày 10/01/2022.
Từ sự tác động của dịch COVID-19, từ năm 2020 đến nay, người dân, doanh nghiệp đều bị ảnh ghửng nặng nề từ đó cũng tác động tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta có xu hướng chững lại. Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, hạn chế về quyền tự do kinh doanh và ẩn chứa rủi ro đối với doanh nghiệp. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà điểm tuyệt đối và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp và hầu như không được cải thiện về thứ bậc. Cụ thể, về Năng lực cạnh tranh 4.0, theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đạt vị trí thứ 67/141 trên bảng xếp hạng năm 2019, tăng 10 bậc so với năm 2018. Việt Nam cũng được đánh giá là có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhất toàn cầu, với 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều bậc.Về Đổi mới sáng tạo, theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, chỉ số này của nước ta năm 2021 giữ ở thứ hạng tốt, vị trí 44/131 nền kinh tế. Về Trình độ phát triển thị trường, theo chỉ số Tự do kinh tế, năm 2021, Việt Nam đạt thứ hạng 90, tăng 15 bậc so với năm 2020 và tăng đến 57 bậc so với năm 2014.
Năm 2021 so với năm 2020, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc: Chỉ số đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ vị trí 42 xuống vị trí 44), Chỉ số phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ 73,8 điểm xuống 72,8 điểm và theo đó giảm 2 bậc từ thứ hạng 49 xuống thứ hạng 51), chỉ số quyền tài sản vừa giảm điểm vừa giảm bậc (từ 5,132 điểm xuống 4,995 điểm và giảm 6 bậc từ vị trí 78 xuống vị trí 84), chỉ số về cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ vị trí 96 xuống vị trí 104).
Việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng ngày càng khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực cao hơn bởi các nền kinh tế khác trên thế giới cũng rất chú trọng cải cách nhằm nâng cao vị thế trên toàn cầu. Mặt khác, nhiều tiêu chí, chỉ số không chỉ đơn thuần liên quan tới quy định, thủ tục hành chính có thể nhận diện, sửa đổi hoặc bãi bỏ ngay mà cần phải sửa luật. Hơn nữa, có nhiều chỉ số phải nỗ lực liên tục trong một số năm mới có thể cải thiện được, nhất là các chỉ số liên quan tới hạ tầng, nhân lực và các yếu tố xã hội.
Do đó, việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo động lực, đột phá và thu hút nhanh nguồn lực đầu tư xã hội là vấn đề cấp bách cần được triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp.
Để kịp thời chỉ đạo và giải quyết những hạn chế như trên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 xác định mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:
– Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
– Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.
– Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.
– Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.
– Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.
– Hiệu quả logistics (của WB) tăng ít nhất 4 bậc.
– Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
– An toàn an ninh mạng (của ITU) tăng ít nhất 3 bậc.
MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ NĂM 2022:
Xác định các mục tiêu, nội dung cần tập trung để cải thiện trong năm 2022 bao gồm:
- Tiếp tục xác định mục tiêu dựa trên các bảng xếp hạng toàn cầu đã được lựa chọn trước đây tại Nghị quyết số 19 và 02, bao gồm: Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); Năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; và hai bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành (đó là Hiệu quả dịch vụ logistics của Ngân hàng thế giới, và Năng lực cạnh tranh ngành du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới);
- Mở rộng xác định mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh trên các bảng xếp hạng toàn cầu có uy tín khác như: Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản quốc tế), Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc);
- Xác định mục tiêu cải thiện thứ hạng các chỉ số xếp hạng chung và lựa chọn một số chỉ tiêu thành phần làm trọng tâm.
- Mục tiêu cải thiện các chỉ số được xác định gắn với trách nhiệm của Bộ, ngành, cơ quan.
Cụ thể:
- Cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch.
- Về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF:
- Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật[(gọi tắt là B1).
- Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên 10 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên ít nhất 1 bậc.
- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng (B4) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin[(B5) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề[10] (B6) lên ít nhất 5 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán[11] (B7) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển[12] (B8) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo[(B9) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo mới đột phá (B10) lên 2-3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (B11) lên 2-3 bậc.
Chi tiết Nghị quyết 02/NQ-CP đính kèm.
Ban biên tập Website Trung tâm Khuyến công