Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh”

Chiều 17/11, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh”.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022.

Chuyển đổi số- giải pháp thiết yếu

Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là một thành phần quan trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam và tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều ngành và doanh nghiệp. Sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nguồn cung nguyên liệu gián đoạn hoặc khan hiếm; thị trường đầu ra giảm mạnh, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu.

Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, trở thành xu thế mới trên khắp thế giới. Trong đó, chuyển đổi số nổi lên như một giải pháp thiết yếu giúp doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất hướng tới cải tiến thông minh, cải thiện nhân lực và công nghệ. Song song với cơ hội lớn như vậy là những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt để tiếp cận cơ hội to lớn này.

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, phát triển công nghiệp hỗ trợ không nằm ngoài bối cảnh và xu thế chung của dịch bệnh và chuyển đổi số. Trước những biến động khó lường và những tác động tích cực, tiêu cực đan xen của nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách mới.

Hơn thế nữa, để bắt kịp với xu hướng số hoá toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp kỳ vọng có thể là cú hích lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam. “Từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng thông minh, tạo môi trường tìm kiếm đối tác và cơ hội mới, đồng thời cập nhật thông tin mới về các chính sách hỗ trợ cũng như thông tin cung – cầu ngành công nghiệp ô tô, cơ khí, điện tử”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chia sẻ sâu hơn, ông Darryl James Dong – Chuyên gia Tài chinh trưởng của IFC tại Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số là vấn đề thiết yếu giúp một doanh nghiệp thành công trong thời kỳ công nghệ số hiện nay.

“Đại dịch Covid là một hồi chuông cảnh báo khi một khảo sát của McKinsey cho thấy những công ty sớm thực hiện chiến lược chuyển đổi số đã ứng phó với điều kiện hoạt động mới trong đại dịch tốt hơn hẳn so với các công ty khác. Chuyển đổi số giúp cải thiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn, nâng cao tính bền vững và khả năng chống chịu cho doanh nghiệp trước các cú sốc”, ông Darryl James Dong nhấn mạnh.

Ông Darryl James Dong- Chuyên gia Tài chính trưởng của IFC trao đổi tại hội thảo

Thúc đẩy sản xuất thông minh và bền vững

Tại hội thảo, đại diện Công ty Toyota Việt Nam cũng trình bày tham luận: “Phát triển năng lực cho các nhà cung cấp để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp ô tô”, cụ thể, Toyota Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương tham gia dự án hỗ trợ năng lực cho nhà cung cấp Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường nội địa hóa bằng việc “cùng làm việc với nhà cung cấp” để từng bước phát triển năng lực của họ tại Việt Nam.

Thời gian qua, Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng năng lực cho một số doanh nghiệp trong nước, đồng thời tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước đó với các nhà lắp ráp ô tô; kết hợp với Bộ Công Thương tìm kiếm và hỗ trợ các nhà cung cấp tiềm năng để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, đại diện Công ty Toyota Việt Nam cho hay.

Đại diện Công ty Toyota Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo

Về phía Samsung Việt Nam cho biết, đối với việc phát triển nhà máy thông minh tại Việt Nam, thời gian qua Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022 với mục tiêu đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam và hỗ trợ tư vấn, cải tiến 50 doanh nghiệp áp dụng nhà máy thông minh trong 2 năm (2022-2023) nhằm nâng cao khả năng chuyên môn của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước, cải tiến năng lực vận hành sản xuất trên nền tảng công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

Samsung mong muốn dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ của Samsung mà cả mạng cung ứng toàn cầu.

Đại diện Công ty Trí Cường (TCI) cũng chia sẻ về kinh nghiệm quá trình chuyển đổi số, nhà xưởng thông minh. Các đại biểu cùng với các diễn giả đã trao đổi chia sẻ về thực trạng tại doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng như những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số và áp dụng giải pháp sản xuất thông minh. Các đại biểu đều cho rằng, xu thế tất yếu của các doanh nghiệp ô tô, cơ khí, điện tử Việt Nam hiện nay là ứng dụng công nghệ số và tự động hóa trong toàn bộ hoặc một số bước trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, cần phải đẩy nhanh việc thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, sản xuất thông minh. Đây là một quá trình dài, cần có chiến lược và giải pháp phù hợp.

Trong bối cảnh hiện tại, mức độ sẵn sàng và tiếp cận của phần lớn các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ đối với sản xuất thông minh nhìn chung còn chưa cao. Quá trình chuyển đổi này là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, yếu cả về nguồn lực tài chính và nhân lực.

Như vậy, trong khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có giải pháp về tài chính, nguồn nhân lực, sự trợ giúp của nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số tiên phong và đáng tin cậy, đồng thời cần có sự hỗ trợ về thể chế và triển khai từ phía cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh đạt kết quả cao, góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Lan Anh
https://congthuong.vn
91 / 5000 Kết quả dịch Chọn các trường sẽ được hiển thị. Những người khác sẽ bị ẩn. Kéo và thả để sắp xếp lại thứ tự.
  • Ảnh
  • Mã sản phẩm
  • Đánh giá
  • Giá
  • Tình trạng
  • Khả năng
  • Thêm vào giỏ
  • Mô tả
Nhấp vào bên ngoài để ẩn thanh so sánh
So sánh
Danh sách yêu thích 0
Trở về trang chủ Tiếp tục mua sắm