1.Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản.
Xác nhận rằng loại hàng hóa xuất khẩu của bạn được phép xuất khẩu vào Nhật Bản Các loại hạt (ví dụ: hạt điều, đậu nành, đậu phộng, óc chó, mè…) và nước trái cây được coi là thực phẩm liên quan đến y tế theo Luật Dược Phẩm cũng như trái cây tươi thường bị hạn chế nhập khẩu hoặc đòi hỏi các yêu cầu đặc biệt. Ví dụ: một số loại trái cây và rau củ tươi của Hoa Kỳ không được xuất khẩu sang Nhật Bản, bao gồm: mơ, ớt chuông, ớt, cà tím, đào, lê, củ cải, khoai lang và khoai mỡ.
Nếu trái cây và rau củ tươi đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản thì Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải đi kèm với lô hang (Cung cấp cho chúng tôi hoặc Đại lý hải quan của bạn Tên khoa học và các thông tin chi tiết khác của sản phẩm để xác định chính xác yêu cầu kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào Nhật Bản). Trái cây và rau củ đông lạnh được chính phủ Nhật Bản cho phép nhập khẩu phải ở dạng tươi (không được làm chín trước khi đông lạnh).
2.Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về Tiêu chuẩn thực phẩm của Nhật Bản
-Dư lượng hóa chất nông nghiệp: đối với trái cây tươi là một vấn đề nan giải, do sự khác biệt về mức độ dung sai cho phép giữa Nhật Bản và các quốc gia. Vì vậy phải chắc chắn rằng bất kỳ dư lượng hóa chất nông nghiệp nào đều nằm trong giới hạn tối đa cho phép (MRL) vì MRL là đối tượng được thay đổi thường xuyên.
Có 74 chất được miễn trừ từ MRL và 20 chất bị cấm sử dụng (nghĩa là dung sai bằng không). Đối với sự kết hợp các chất trong thực phẩm chế biến không có quy định MRL cụ thể hoặc tạm thời thì dung sai đồng nhất là 0,01 phần triệu (ppm) được áp dụng làm giới hạn tối đa cho phép.
Trạm kiểm dịch thực vật sẽ đánh giá dựa trên tỷ lệ tương đối của các thành phần so với thành phẩm hoàn chỉnh. Các mẫu được phát hiện có chứa dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá MRL đã được thiết lập được coi là vi phạm Điều Luật Vệ Sinh Thực Phẩm và hàng hóa sẽ bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản.
Các nhà xuất khẩu bởi vậy nên có công thức pha trộn cụ thể theo tỷ lệ các thành phần liên quan (phòng trường hợp cần phải chứng minh) và đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận phân tích về dư lượng hóa chất nông nghiệp để giảm nguy cơ bị phát hiện MRL quá mức tại cảng nhập khẩu.
– Phụ gia thực phẩm được quy định trong Điều Luật Vệ Sinh Thực Phẩm là các chất được sử dụng bằng cách thêm, trộn hoặc thẩm thấu vào thực phẩm và đồ uống hoặc bằng các phương pháp khác nhau trong quá trình chế biến / hỗ trợ sản xuất hoặc cho mục đích bảo quản thực phẩm / kháng khuẩn. Chúng cũng bao gồm vitamin, khoáng chất, axit amin, hương vị (không bao gồm các chất tạo hương tự nhiên), màu nhân tạo (phải khai báo tên hóa học và số chỉ số màu quốc tế), màu tự nhiên (bắt buộc phải mô tả) và chất chống nấm mốc cho sản phẩm sau thu hoạch (phải khai báo tên hóa học, hàm lượng tính theo ppm).
MHLW (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản) chỉ cho phép những chất phụ gia thực phẩm được đánh giá là an toàn để sử dụng trong thực phẩm và đồ uống. Các quy định về phụ gia thực phẩm rất nghiêm ngặt (người tiêu dùng Nhật Bản thường không thích phụ gia thực phẩm). Trong nhiều trường hợp cụ thể, tiêu chuẩn sử dụng phụ gia thực phẩm của Nhật Bản khắt khe hơn (mức độ dung sai thấp hơn) so với của Hoa Kỳ.
MHLW xác định các tiêu chuẩn, mức dung sai, hàm lượng sử dụng, thông số kỹ thuật và / hoặc giới hạn về phạm vi sử dụng phụ gia thực phẩm (ví dụ: chất bảo quản được cho phép ở một mức độ nhất định đối với Bơ thực vật nhưng có thể không được cho phép trong bảo quản Mayonnaise). Bởi vậy cần chắc chắn rằng tất cả các chất phụ gia thực phẩm có trong sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép, nếu nó không được liệt kê hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép sử dụng: bạn nên xem xét điều chỉnh công thức pha trộn tỷ lệ các thành phần liên quan.
– Nhiễm khuẩn trong môi trường tự nhiên: đối tượng cụ thể của trái cây và rau quả bao gồm các vi sinh vật gây bệnh (ví dụ: E. Coli O26, O103, O111, O157, Listeria…), thủy ngân, chì, asen, mycotoxin, cyanide, độc tố có trong động vật giáp xác, nấm mốc độc hại, methanol… hoặc vi sinh vật gây phân hủy / giảm phẩm cấp thực phẩm có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển thực phẩm. Chúng có thể làm cho các sản phẩm thực phẩm không còn đủ điều kiện để nhập khẩu vào Nhật Bản.
Mỗi chất có các tiêu chí quản lý được quy định bởi các cơ quan quản lý khác nhau. Không có danh sách công khai tất cả các đối tượng như vậy, do đó, nhà nhập khẩu nên tham vấn trước với Trạm kiểm dịch thực vật trong trường hợp phát hiện ra chất gây hại trong sản phẩm thực phẩm của bạn. Trạm kiểm dịch thường sẽ trả lời bạn trong vòng một tuần mà không tính phí. Sẽ có một số xét nghiệm cần được đánh giá thường xuyên như số lượng vi khuẩn, nấm mốc độc hại…
– Quy trình chế biến / sản xuất thực phẩm: đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản. Bạn cần khẳng định rằng quy trình chế biến / sản xuất thực phẩm của bạn không sử dụng chiếu xạ. Mặc dù chiếu xạ được sử dụng như một công cụ để loại bỏ mầm bệnh thực phẩm và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở nhiều quốc gia, nhưng nó không được phép ở Nhật Bản (tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ cho khoai tây). Bởi vậy, kiểm tra chiếu xạ sẽ được tiến hành cho một loạt các loại thực phẩm.
– Vật liệu đóng gói thực phẩm: MHLW hệ thống một danh sách các vật liệu đóng gói thực phẩm được cho phép sử dụng tại thị trường Nhật Bản, bao gồm: bao gói làm bằng nhựa tổng hợp, kim loại, thủy tinh, gốm, sứ hoặc cao su. Nếu bạn sử dụng pallet gỗ, hãy xác nhận rằng tất cả các pallet gỗ được hun trùng và có Tem chứng nhận ISPM (xem Phụ lục 1).
Do số lượng tài liệu bằng tiếng Anh bị hạn chế và các quy định là đối tượng được thay đổi nên hãy cộng tác chặt chẽ với nhà nhập khẩu hoặc tư vấn đáng tin cậy để đảm bảo các sản phẩm thực phẩm của bạn đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn nêu trên. Nhà nhập khẩu cần xác nhận đã Tham vấn trước với Trạm kiểm dịch có trách nhiệm giám sát cảng dự kiến nhập khẩu. Nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm, nhưng nhà đóng gói / nhà xuất khẩu nên làm quen với quy trình này. Ai đó có thể đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, nhưng Trạm kiểm dịch chỉ trả lời bằng tiếng Nhật, trong khi MIPRO (Tổ Chức Xúc Tiến Đầu Tư Sản Xuất Và Nhập Khẩu) cũng có thể tư vấn miễn phí qua điện thoại.
3. Kiểm tra Phân loại thuế quan và nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm của bạn.
Cần khẳng định rằng nhà nhập khẩu của bạn đã nhận được bản Phân loại thuế quan đối với sản phẩm của bạn từ cơ quan Hải quan Nhật Bản một cách rõ ràng để tránh mất thời gian tại cảng nhập khẩu. Cơ quan Hải quan sẽ trả lời miễn phí trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp đơn. Kết quả phân loại từ cơ quan Hải quan có giá trị trong 3 năm kể từ ngày ban hành. Nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm, nhưng nhà đóng gói / nhà xuất khẩu nên làm quen với quy trình này.
Lưu ý rằng sản phẩm của bạn có thể không được phân loại cụ thể mà tùy thuộc vào thành phần và phương thức chế biến / sản xuất của nó. Việc này cần chú ý vì Phân loại thuế quan của Nhật Bản có thể khác với các nước khác.
Thuế suất thuế nhập khẩu ở Nhật Bản được tính trên cơ sở CIF (Chi phí, Bảo hiểm và Vận chuyển), thuế suất áp dụng cho các nhà cung cấp khác bạn cũng có thể được tham khảo. Nhật Bản đánh thêm thuế tiêu thụ 8% cho tất cả hàng hóa nhập khẩu.
4. Rà soát nhãn sản phẩm.
Nhãn sản phẩm phải được chuẩn bị bằng tiếng Nhật theo Quy định ghi nhãn thực phẩm của Nhật Bản. Kích thước phông chữ tối thiểu cần thiết cho các ký tự chính trên nhãn là 8 pt. Các quy định này là đối tượng được thay đổi thường xuyên và thường khác với các quy định ở các nước khác. Nhãn sản phẩm bằng tiếng Nhật có thể được dán vào các sản phẩm ở nước ngoài hoặc tại Nhật Bản trước khi phân phối thương mại, nhưng Chính phủ Nhật Bản không yêu cầu. Nói chung, nhãn sản phẩm được nhà nhập khẩu chuẩn bị với thông tin cần thiết về sản phẩm từ nhà xuất khẩu / nhà đóng gói.
Việc ghi nhãn là bắt buộc (bằng tiếng Nhật) tại Nhật Bản đối với: phụ gia thực phẩm và các bao gói bán lẻ của các sản phẩm thực phẩm chế biến nhập khẩu. Trái cây tươi chỉ có nghĩa vụ ghi nhãn chung (Tên sản phẩm và Nước xuất xứ), nhưng các chất chống nấm mốc sau thu hoạch phải được dán nhãn đối với các loại trái cây cụ thể (bơ, xoài, cam, quýt, lựu, mận, lê, mật hoa, dứa, chuối, đu đủ).
Chỉ có nhãn sản phẩm đồ uống có cồn mới được kiểm tra tại cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, tất cả các nhãn phải chịu sự kiểm tra giám sát khi lưu thông trên thị trường Nhật Bản bởi các Trung tâm Y tế cấp tỉnh (với hơn 7000 thanh tra viên). Nếu Trung tâm Y tế cấp tỉnh ngẫu nhiên thấy rằng nhãn sản phẩm của bạn không chính xác có thể dẫn đến yêu cầu thu hồi sản phẩm.
-Tên sản phẩm: Nhật Bản có các quy định nghiêm ngặt về trình bày thực phẩm chức năng và dinh dưỡng trên nhãn, không được phép trình bày thực phẩm chức năng và dinh dưỡng đối với các sản phẩm thực phẩm nói chung. Các yếu tố gây hiểu lầm cho bất kỳ sản phẩm nào được bán tại Nhật Bản đều bị nghiêm cấm, vì vậy hãy cẩn thận khi trình bày nhấn mạnh vào các yếu tố sức khỏe trừ khi được cơ quan chính phủ Nhật Bản chấp thuận.
Ghi nhãn dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến sẽ là bắt buộc đối với 5 thành phần dinh dưỡng cơ bản:
1) Calo (tính bằng kilocalories),
2) Protein (tính bằng gam),
3) Chất béo (tính bằng gam) có hiệu lực vào năm 2020: việc dán nhãn thành phần chất béo bão hòa và chất xơ không bắt buộc,
4) Carbohydrate (tính bằng gam),
5) Natri (muối tương đương tính bằng gam).
Những cụm từ trình bày về dinh dưỡng như “giàu”, “chứa”, “tăng cường”, “không”, “ít” hoặc “giảm” phải đảm bảo tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm về hàm lượng tối thiểu. Ví dụ:
- Khi trình bày “không có Natri” hoặc “ít Natri” thì hàm lượng Natri phải thấp hơn 5 mg và không được lớn hơn 120 mg trên 100 g thực phẩm.
- Khi trình bày “không có chất béo” hay “ít chất béo” thì hàm lượng chất béo phải thấp hơn 0,5 g và không được lớn hơn 3 g trên 100 g thực phẩm.
Ghi nhãn các thành phần dinh dưỡng khác, chẳng hạn như axit béo, cholesterol, đường, khoáng chất và vitamin cũng là tự nguyện. Tuy nhiên, nếu một thành phần dinh dưỡng nào đó được hiển thị trên bao bì của sản phẩm, thì bắt buộc phải bao gồm hàm lượng dinh dưỡng của nó trên nhãn.
Lưu ý rằng bảng trình bày dinh dưỡng của Hoa Kỳ không được chấp nhận tại Nhật Bản và do đó cần chuyển đổi các giá trị dinh dưỡng sang các định dạng của Nhật Bản.
– Nước xuất xứ: Các yêu cầu ghi nhãn xuất xứ có hiệu lực đối với các thành phần của 22 nhóm thực phẩm và 5 mặt hàng thực phẩm được sử dụng trong thực phẩm chế biến tại Nhật Bản. Yêu cầu này không bắt buộc đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến nhập khẩu.
-Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
– Thành phần, trừ các chất phụ gia thực phẩm, ghi theo thứ tự giảm dần tỷ lệ phần trăm hàm lượng.
– Phụ gia thực phẩm ghi theo thứ tự giảm dần tỷ lệ phần trăm hàm lượng trên một dòng riêng biệt với các thành phần khác:
Nhật Bản bắt buộc hầu hết các chất phụ gia thực phẩm phải được dán nhãn theo tên chất của chúng, nhưng một số phải được dán nhãn với tên và chức năng của chúng (ví dụ: axit Sorbic – chất bảo quản). Một số chất được phép dán nhãn bằng tên chung thường được gọi phổ biến của chúng (ví dụ: Vitamin C thay vì Natri L-ascorbate), trong khi các chất khác được phép dán nhãn bằng tên nhóm của chúng (ví dụ: chất tạo hương vị).
– Đơn vị đo lường: Hàm lượng của từng thành phần dinh dưỡng trên một đơn vị thực phẩm phải được cung cấp theo 100 g, 100 ml hoặc 1 khẩu phần.
– Hạn sử dụng ghi tốt nhất trước ngày hoặc ghi ngày hết hạn.
– Hướng dẫn bảo quản và tái chế:
Bao gói bằng giấy và nhựa phải được dán nhãn tái chế phù hợp. Khu vực tư nhân được yêu cầu thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc thu thập, phân loại, vận chuyển và tái chế các vật liệu bao gói bằng giấy / nhựa.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu, một phần chi phí tái chế do các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm chính. Các nhà nhập khẩu Nhật có thể yêu cầu các nhà sản xuất ở nước ngoài của họ hỗ trợ ghi nhãn tái chế nhãn phù hợp. Cần chắc chắn rằng có các sản phẩm nhập khẩu phù hợp và nhãn tái chế của chúng trên tất cả các vật liệu được sử dụng để bao gói.
-Ghi nhãn dị ứng:Thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào trong số 7 thành phần được biết là gây ra phản ứng dị ứng đáng kể như: tôm, cua, lúa mì, mạch, trứng, các sản phẩm từ sữa và đậu phộng; và bất kỳ trong số 20 chất gây dị ứng bổ sung (hạt điều, bào ngư, mực, trứng cá hồi, cam, kiwi, thịt bò, óc chó, mè, cá hồi, cá thu, đậu nành, gà, chuối, thịt lợn, nấm Matsutake, trái đào, khoai lang, táo và chất làm đông thực phẩm) phải được liệt kê trên nhãn.
– Một số thành phần biến đổi gen (GE) / sử dụng công nghệ sinh học hoặc thực phẩm được chiếu xạ có nghĩa vụ ghi nhãn đặc biệt.
5. Rà soát quyền sở hữu trí tuệ
Để bảo vệ Thương hiệu của bạn tại thị trường Nhật Bản, bạn hoặc nhà nhập khẩu của bạn có thể muốn đăng ký Nhãn hiệu theo Điều Luật Thương Hiệu. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng Hệ thống Madrid để đăng ký Nhãn hiệu quốc tế. Các nhà xuất khẩu có thể muốn thiết kế logo, tên thương hiệu hoặc bao gói đặc biệt dành riêng cho thị trường Nhật Bản và do đó Nhãn hiệu mà bạn đăng ký cho thị trường Nhật Bản có thể khác với Nhãn hiệu bạn đã đăng ký cho các sản phẩm được bán ở nước ngoài.
Thông thường phải mất khoảng 9 tháng để đăng ký Thương hiệu (để kiểm tra nhanh có thể mất 2,7 tháng nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định). Phí đăng ký của Văn phòng Bằng sáng chế Nhật Bản (JPO) cho nhãn hiệu là 3400 JPY + 8600 JPY / mỗi phân loại; bạn có thể cần phải xem xét trả thêm phí thuê Luật sư về sáng chế.
Cần khẳng định rằng cả tên bằng tiếng Anh và tiếng Nhật mà bạn muốn đăng ký Thương hiệu phải chưa được đăng ký tại Nhật Bản. Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận thấy rằng đã có nhiều Thương hiệu trên thị trường mang tên mà họ muốn đăng ký. Do đăng ký Thương hiệu cần có thời gian nên bắt đầu quá trình này càng sớm càng tốt. Nếu bạn không có văn phòng đại diện tại Nhật Bản, bạn sẽ cần chỉ định một Luật sư về sáng chế ở Nhật Bản.