CẬP NHẬT GIÁ NÔNG SẢN NGÀY 28/7/2022

  1. Cập nhật giá tiêu

Theo khảo sát, giá tiêu được điều chỉnh tăng 500 – 1.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, cùng ghi nhận mức giá là 70.000 đồng/kg.

Cùng tăng 500 đồng/kg còn có hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, hiện thu mua với chung mức giá là 71.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt tăng 500 đồng/kg và 1.000 đồng/kg, lên mức tương ứng là 72.000 đồng/kg và 73.500 đồng/kg. Có thể thấy, các địa phương trọng điểm khảo sát hiện đều giao dịch hồ tiêu với giá từ 70.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)
Đắk Lắk 71.000 +500
Gia Lai 70.000 +500
Đắk Nông 71.000 +500
Bà Rịa – Vũng Tàu 73.500 +1.000
Bình Phước 72.000 +500
Đồng Nai 70.000 +500

 

Thị trường hồ tiêu toàn cầu đang khá trầm lắng do người mua và người bán vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.

Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam đã kết thúc và sản lượng năm nay giảm khoảng 10% so với năm ngoái, các vùng trồng tiêu ở Việt Nam đã có những cơn mưa đầu mùa buộc nông dân phải bón phân sớm. Tuy nhiên, chi phí phân bón đã tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái trong khi giá tiêu có xu hướng giảm. Vì vậy, nông dân và người thu mua đang giữ lại hàng.

Tại Brazil, nước sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới, vụ mùa đang được thu hoạch và sản lượng khá tích cực. Hiện, thị trường đang có sự cạnh tranh về lao động thu hoạch giữa cà phê và tiêu tại Brazil. Tương tự, vụ mùa của Indonesia bắt đầu vào tháng 7 và triển vọng có vẻ khả quan hơn so với năm 2021.

  1. Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 249 yen/kg, giảm 0,72% (tương đương 1,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.090 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,25% (tương đương 30 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong tháng 5/2022, Malaysia nhập khẩu 95,47 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 10,3% so với tháng 4/2022 và giảm 3,1% so với tháng 5/2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương). Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Malaysia nhập khẩu 574,57 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 5/2022 đạt 36,99 nghìn tấn, giảm 12,7% so với tháng 4/2022 và giảm 12,6% so với tháng 5/2021.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 207,44 nghìn tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 5/2022 ở mức 289,43 nghìn tấn, giảm 2,8% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021.

  1. Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h45, giá cà phê được điều chỉnh tăng 600 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 43.000 – 43.500 đồng/kg:

Trong đó, mức giá thấp nhất có mặt tại tỉnh Lâm Đồng và cao nhất là tại tỉnh Đắk Lắk. Tương tự, giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng tăng lên mức 43.400 đồng/kg trong hôm nay.

 

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 2.064 Trừ lùi: +55
Đắk Lắk 43.500 +600
Lâm Đồng 43.000 +600
Gia Lai 43.400 +600
Đắk Nông 43.400 +600
Tỷ giá USD/VND 23.230 +15
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấ

4.     Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.009 USD/tấn sau khi tăng 1,77% (tương đương 35 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 219,1 US cent/pound, tăng 2,77% (tương đương 5,9 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp trong những ngày giữa tháng 7/2022.

Các Quỹ và nhà đầu cơ tháo chạy ra khỏi thị trường khi đồng USD tăng mạnh khiến các đồng tiền mới nổi mất giá trước nỗi lo kinh tế toàn cầu suy thoái và lạm phát tăng nhanh.

Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 ở Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị ở Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu tiếp tục tác động tiêu cực lên giá cà phê thế giới. Thị trường cà phê arabica hàng thực ở Brazil đã không hoạt động trong cả tuần vừa qua. Giá giảm mạnh trên sàn giao dịch New York đã khiến hoạt động mua bán bị đình trệ.

Xu hướng giá cà phê giảm được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá sẽ chậm lại do thời tiết không thuận lợi và thiếu hụt nhân công ở Brazil.

Theo báo cáo của Safras & Mercados, hiện Brazil mới thu hoạch khoảng 48% vụ mùa, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 58% vào cùng thời điểm do thiếu hụt nhân công thu hái và thời tiết vẫn thiếu nắng, không thuận lợi cho việc phơi sấy.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé), trong niên vụ cà phê 2021-2022 (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022), Brazil xuất khẩu 39,589 triệu bao (bao 60 kg) cà phê các loại.

Con số sản lượng này trị giá 8,17 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 38,7% về trị giá so với niên vụ cà phê 2020-2021.

( Nguồn trích dẫn từ: Báo điện tử Bộ Công Thương; Trang TTĐTTH của công ty VietNewsCorp; thị trường nông sản – VNSAT).

 

91 / 5000 Kết quả dịch Chọn các trường sẽ được hiển thị. Những người khác sẽ bị ẩn. Kéo và thả để sắp xếp lại thứ tự.
  • Ảnh
  • Mã sản phẩm
  • Đánh giá
  • Giá
  • Tình trạng
  • Khả năng
  • Thêm vào giỏ
  • Mô tả
Nhấp vào bên ngoài để ẩn thanh so sánh
So sánh
Danh sách yêu thích 0
Trở về trang chủ Tiếp tục mua sắm