Thiếu phương án phát triển: CỤM CÔNG NGHIỆP sẽ khó hút vốn Nhật Bản

Nghị định 68/2017/NĐ-CP và Nghị định 66/2020/NĐ-CP quy định cụ thể của vai trò Nhà nước về xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp. Bên cạnh đó chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng cần phải đặt phương án phát triển cụm công nghiệp ở tầm quan trọng đặc biệt để thu hút được dòng vốn đầu tư Nhật Bản. Trong tình hình mới hiện nay, phương án phát triển cụm công nghiệp không chỉ giúp Nhà nước quản lý và triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch; giúp khu vực kinh tế tư nhân đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư, tối ưu diện tích đất sử dụng và đặc biệt thích ứng với các yêu cầu mới của những dòng vốn đầu tư mang lại lợi ích đích thực cho địa phương và cộng đồng.
Cụm công nghiệp với Chương trình tăng tốc xuất khẩu nông sản
Một trong những dòng vốn như vậy đến từ Nhật Bản, nơi khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đầu tư ra nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, hoàn thiện chuỗi giá trị – chuỗi liên kết xuất khẩu, xây dựng cơ chế quản lý và vận hành chung hiệu quả và cạnh tranh, cùng với cộng đồng và doanh nghiệp địa phương phát triển lan tỏa giá trị văn hóa tinh thần, nguồn lực sẵn có tại địa phương để kết tinh vào sản phẩm cuối cùng dành cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thành công. Với các lợi thế địa phương tỉnh Bình Phước, nhóm ngành ưu tiên phía Nhật Bản dành cho mô hình này là chế biến các sản phẩm gỗ địa phương và gỗ Nhật xuất khẩu; chế biến nông sản hạt điều, hạt tiêu xuất khẩu; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm thủ công mỹ nghệ;…

Trước những chiến lược di chuyển dòng vốn Nhật Bản vào Bình Phước như vậy, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn cần có thêm định hướng cụ thể việc phát triển mô hình này cùng với Nhật Bản, thống nhất quy hoạch chi tiết phân khu theo quan điểm phát triển của Nhật Bản, thu hút đầu tư theo tiến độ và phân khu chức năng, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện hạ tầng, xử lý môi trường và nguồn lực cung ứng bền vững cho các dự án thuộc mô hình nêu trên.

Đối với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, việc lựa chọn dòng vốn Nhật Bản hay các dòng vốn khác là điều không dễ dàng, việc lựa chọn dòng vốn Nhật Bản theo mô hình Nhật càng không dễ do áp lực về quản lý theo tiêu chuẩn mới, áp lực về thu hồi vốn ngắn hạn, và niềm tin về một mô hình mà Nhật Bản đang triển khai ở nhiều nước và ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay cả về thị trường tiêu thụ sản phẩm lẫn thị trường bất động sản công nghiệp cho thuê thì những mô hình đề xuất trên của Nhật Bản đã khẳng định được giá trị bền vững và hướng đi cạnh tranh.

Trong khi việc lấp đầy quy mô đất hiện nay và thu hồi vốn ngắn hạn hiện tại chưa khẳng định hiệu quả cả về mặt kinh tế cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và hiệu quả kinh tế – xã hội tốt nhất cho địa phương. Sở Công Thương tỉnh Bình Phước liên tục cập nhật cơ hội thu hút các dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, mô hình Nhật Bản áp dụng phù hợp với khả năng của địa phương, cũng như khả năng kết nối và chia sẻ cơ hội hợp tác phát triển giữa Nhật Bản và Bình Phước đối với các ngành chế biến các sản phẩm gỗ địa phương và gỗ Nhật xuất khẩu; chế biến nông sản hạt điều, hạt tiêu xuất khẩu; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm thủ công mỹ nghệ./.

Tác giả: TS. Bùi Quang Minh
Nguồn tin: Sở Công Thương Bình Phước
91 / 5000 Kết quả dịch Chọn các trường sẽ được hiển thị. Những người khác sẽ bị ẩn. Kéo và thả để sắp xếp lại thứ tự.
  • Ảnh
  • Mã sản phẩm
  • Đánh giá
  • Giá
  • Tình trạng
  • Khả năng
  • Thêm vào giỏ
  • Mô tả
Nhấp vào bên ngoài để ẩn thanh so sánh
So sánh
Danh sách yêu thích 0
Trở về trang chủ Tiếp tục mua sắm